Năm 2005, nhà đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang, đã đưa ra một quyết định có thể coi là sự đầu tư chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử ngành công nghệ: ông sắp xếp cho Yahoo chi 1 tỷ USD để mua lại 40% cổ phần của một trang thương mại điện tử Trung Quốc, Alibaba.
Thương vụ mua cổ phần Alibaba bị coi là đắt đỏ và mạo hiểm vào thời điểm lúc bấy giờ nhưng đó là vụ đánh cược béo bở nhất tại Thung lũng Silicon. Ngay nay, số cổ phiếu Yahoo đã mua có giá trị tương đương với 80 tỷ USD. Theo lẽ thông thường, thành công này sẽ giúp công ty duy trì hoạt động trong vòng nhiều năm, thế nhưng thứ 2 vừa rồi (25/7), Yahoo đã tuyên bố sẽ bán mình cho Verizon với cái giá chưa tới 5 tỷ USD. Thương vụ không bao gồm Alibaba và các khoản đầu tư khác.
Trớ trêu thay, việc bán Yahoo trở thành một điều tất yếu bất chấp quyết định đầu tư tuyệt vời của Yang. Đương nhiên, những mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo bao gồm tin tức, email, và công nghệ quảng cáo đã liên tục suy giảm trong nhiều năm khi công ty đã bỏ lỡ những cơ hội phát triển trong mảng tìm kiếm, mạng xã hội, và sóng điện thoại di động. Nhưng sẽ Yahoo sẽ không có động lực để bán mình, từ bỏ sự độc lập vốn có của công ty nếu không vì những cổ phần của Alibaba.
![]() |
Tâm tư này được ông chia sẻ tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Tổng công ty viễn thông MobiFone sáng nay, 14/7, khi nhận xét về cục diện thị trường viễn thông trong nước hiện nay.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại Hội nghị. |
"Chúng ta đang có 3 doanh nghiệp lớn trên thị trường, nhưng việc cạnh tranh bằng khuyến mại, giảm giá dường như vẫn là một hướng chính mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Đây là một sự phát triển không bền vững, không đi vào thực chất", ông nói. Cũng theo Thứ trưởng Hải, hiện Cục Viễn thông đang nghiên cứu cách thức quản lý khuyến mại hiệu quả hơn, theo hướng ngăn doanh nghiệp lớn khuyến mại tràn lan, thậm chí khuyến mại dưới cả giá thành, cạnh tranh thiếu bình đẳng với các đối thủ khác.
"Theo cơ chế quản lý khuyến mại mới, nếu doanh nghiệp khuyến mại quá nhiều so với tỷ trọng doanh thu thì sẽ nảy sinh vấn đề, kết quả sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp", ông cảnh báo. Khuyến nghị đưa ra cho các nhà mạng là song song với việc duy trì thị phần, họ cần cạnh tranh bằng nhiều biện pháp khác nhau và nên tập trung vào những giải pháp có tính thực chất, bền vững như chất lượng, chăm sóc khách hàng.
"Chính vì khuyến mãi nhiều nên thuê bao phát triển mới tăng rất nhanh nhưng doanh thu của các doanh nghiệp lại tăng trưởng không tương xứng", ông kết luận.
Đối với vấn đề chất lượng, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng có những đánh giá rất thẳng thắn. "Bộ đã yêu cầu các nhà mạng phải công bố vùng phục vụ (vùng phủ sóng) 3G của mình. Có thể với vùng phủ, Viettel và VNPT có lợi thế hơn so với MobiFone, vì thế MobiFone cần phải nhanh chóng tăng vùng phủ sóng, tăng đầu tư vào hạ tầng". Dù vậy, ông cũng nhận xét việc MobiFone xây dựng 3000 trạm phát mới chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016 là một "nỗ lực đặc biệt" và việc khai trương đường trục backbone Bắc - Nam hôm 1/7 vừa qua là cột mốc "đặc biệt quan trọng" cho chiến lược hạ tầng truyền dẫn của Tổng công ty tới đây.
Theo Thứ trưởng, công bố công khai vùng phủ sóng chính là biện pháp thúc đẩy cạnh tranh rất mạnh trên thế giới và Bộ TT&TT đang xem xét để sớm áp dụng tại thị trường Việt Nam, hướng cho thị trường phát triển thực sự lành mạnh. Số trạm BTS phát triển mới sẽ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực các nhà mạng trong thời gian tới. Việc phát triển hạ tầng càng trở nên quan trọng hơn tại thời điểm Chính phủ đã "bật đèn xanh" cho việc cấp phép 4G vào cuối quý 3.
"Giờ đây các điều kiện cho 4G đều đã chín muồi. MobiFone cần đẩy nhanh tốc độ đầu tư để sẵn sàng triển khai dịch vụ chính thức ngay khi được cấp phép", Thứ trưởng chỉ đạo.
Trước đó, báo cáo tình hình SXKD 6 tháng đầu năm 2016, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch HĐTV MobiFone cho biết 2016 là năm đầu tiên Tổng công ty chính thức triển khai chiến lược kinh doanh mới dựa trên 4 trụ cột là di động - bán lẻ - truyền hình và đa dịch vụ. Doanh thu 6 tháng đạt 17.400 tỷ, bằng 48,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 2336 tỷ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 14.72%, nộp Ngân sách 3025 tỷ.
Nhiệm vụ đặt ra cho 6 tháng cuối năm là Tổng công ty phải đạt được doanh thu 18.473 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1827 tỷ, phát triển thêm 4 triệu thuê bao mới và đưa vào hoạt động hơn 6500 trạm BTS mới, nâng tổng số trạm BTS mới của cả năm 2016 lên con số hơn 9700 trạm.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch HĐTV MobiFone khẳng định nửa cuối năm nay, Tổng công ty sẽ tăng cường đầu tư cho mạng lưới, coi đây là cốt lõi để phát triển kinh doanh, đẩy mạnh liên kết với các đối tác và tích hợp dịch vụ truyền hình với các dịch vụ di động. "Với đà SXKD hiện tại, có thể MobiFone sẽ vượt được tốc độ tăng trưởng đã đăng ký với Bộ TT&TT", ông Trà cho biết.
T.C
" alt=""/>Các nhà mạng nên tránh cạnh tranh bằng khuyến mại, giảm giáXin ông cho biết thời gian vừa qua các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam có hoang mang, lo lắng trước quy định tại Điều 292 BLHS 2015 hay không?
Chúng tôi có nhận được một số thông tin về sự phàn nàn, lo lắng của các thành viên, kể cả các công ty lâu năm về Điều 292 này. Và đây lại là Luật Hình sự, thì sự lo lắng của các doanh nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệp càng dễ hiểu, trong bối cảnh Chính phủ mong muốn thúc đẩy “không hình sự hoá các quan hệ kinh tế”.
Tôi cho rằng, khi doanh nghiệp phải lo lắng để nâng cao năng lực cạnh tranh, để chiếm lĩnh thị trường và trái tim khách hàng, về ứng dụng công nghệ mới, về sáng tạo và đổi mới thì sự lo lắng đấy đáng giá hơn.
Với vai trò là Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, ông có nhận định gì về quy định tại Điều 292 của BLHS 2015 đang khiến giới ICT “dậy sóng” thời gian gần đây?
Các phương tiện thông tin đại chúng và các chuyên gia pháp luật, thời gian vừa qua, đã có ý kiến nhiều về Điều 292 của BLHS 2015. Ý kiến về điều này có cả hai chiều, tuỳ theo diễn giải cách hiểu của người đọc, kể cả các luật sư. Riêng điều đó cũng đủ để lo lắng rồi.
Điều 292 nói về “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” nằm trong Chương 21 “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”. Điểm e Khoản 1 của Điều luật này có nói đến “các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật”. Có lẽ chữ “dịch vụ khác” khiến cho nhiều doanh nghiệp, doanh nhân hay người khởi sự lo lắng. Tôi chia sẻ với sự lo lắng của họ.
Lý do là ở Việt Nam, thời gian ra văn bản Luật thường rất mất thời gian và sửa còn mất thời gian hơn. Trong khi công nghệ và thị trường biến động liên tục. Các doanh nghiệp, doanh nhân có thể gặp rủi ro khi quyết định kinh doanh một dịch vụ trên mạng khi tính pháp lý của nó chưa rõ ràng.
Vậy theo ông, nếu được áp dụng Điều luật này sẽ gây ra những tác động gì với hoạt động của các doanh nghiệp ICT nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ nói riêng?
Đầu tiên là sự lo lắng, nỗi sợ và khả năng suy giảm niềm tin. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự là "suy đoán vô tội" cho người dân và doanh nghiệp, nhưng khi một điều khoản không hay chưa được hiểu rõ ràng thì nỗi lo lắng sẽ đến.
" alt=""/>Tổng Thư ký Hiệp hội Internet: 'Điều 292 có thể làm suy giảm niềm tin của giới ICT nước nhà'